Bình Tân ký kết giao ước an toàn giao thông cho học sinh: Tai nạn giao thông đáng báo động
Mới đây, câu chuyện tìm cha mẹ ruột Việt Nam của người mẫu Pháp gốc Việt tên Emma Pinon (28 tuổi) sống ở Paris được đăng trên Báo Thanh Niên qua bài viết Người mẫu Pháp xinh đẹp 10 năm tìm cha mẹ ruột ở TP.HCM: Emma, đừng bỏ cuộc!, đã nhận được sự quan tâm lớn của bạn đọc.Hành trình hơn 1 thập kỷ tìm lại nguồn cội Việt Nam của Emma hôm nay đã có kết quả đầy bất ngờ và không còn gì để bàn cãi khi xét nghiệm ADN lên tiếng.- Bà Thu Hương: Em ơi! Có một bạn gái ở Pháp về tìm lại người thân. Ngày xưa gia đình mình có cho một bé gái phải không em?- Anh Minh Hiền: Nhầm rồi chị ơi! Nhà em không có cho con nào hết! (cúp máy).Sở dĩ anh Lý Minh Hiền (31 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức) vội vã ngắt cuộc trò chuyện qua điện thoại với bà Hương vì nghĩ rằng đây là cuộc gọi… lừa đảo. Bởi có trong mơ anh cũng không nghĩ rằng người em gái ruột mà cha mẹ cho đi gần 30 năm trước đã thực sự tìm về với gia đình.Mọi chuyện bắt đầu từ những ngày nửa đầu tháng 2.2025, khi bà Hương bắt đầu hành trình tìm kiếm người thân cho Emma, thông qua những hồ sơ còn được lưu giữ mà ông Huỳnh Tấn Sinh, hiện đang sống ở Pháp cung cấp. Ông Sinh và người cộng sự đặc biệt là bà Hương đã giúp đỡ cô gái Pháp gốc Việt trên hành trình tìm về nguồn cội này.Theo những hồ sơ còn được giữ gìn suốt 3 thập kỷ, Emma có tên khai sinh là Lý Thị Kiều Trang. Kiều Trang cất tiếng khóc chào đời lúc 2 giờ 25 phút ngày 27.11.1997 tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP.HCM. Bé gái nặng 3 kg, được "sanh hút vì vết mổ cũ".Trong hồ sơ của mẹ khai rõ tên Lý Thị Bông, khi đó 33 tuổi làm nội trợ. Địa chỉ người mẹ khai ở chung cư Ấn Quang (Q.10, TP.HCM). Trong tài liệu về lý lịch trẻ sơ sinh mà bệnh viện phụ sản gửi cho cô nhi viện có ghi rõ Kiều Trang là trẻ "bị bỏ rơi".Trong giấy khai sinh có thông tin Kiều Trang được chuyển đến Trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em Tam Bình chăm sóc. Sau đó không lâu, bé gái được một cặp vợ chồng Pháp tốt bụng nhận nuôi, sống một cuộc đời mới tươi đẹp ở thủ đô Paris."Lần theo manh mối trong hồ sơ, tôi đến chung cư Ấn Quang bên Q.10 hỏi thăm. Tuy nhiên suốt 2 ngày liền tôi tìm đến, vẫn không có manh mối. May mắn với sự giúp đỡ của anh Sinh, tôi có được số điện thoại của gia đình rất có thể là gia đình ruột thịt của Emma khi các thông tin đều trùng khớp. Tôi vội vàng gọi để xác minh", bà Hương kể lại.Ban đầu, anh Minh Hiền sau khi nhận được cuộc gọi từ bà Hương, một người phụ nữ xa lạ cứ tưởng đây là cuộc gọi lừa đảo. Tuy nhiên, bà đã kiên trì gọi giải thích, hỏi thăm về câu chuyện của gia đình. Sở dĩ anh Hiền phản ứng như vậy không phải là lạ, bởi suốt từ nhỏ đến lớn, anh chưa từng nghe cha mẹ kể về người em gái từng được cho người nước ngoài nhận nuôi. Cho đến khi nhận được cuộc gọi từ bà Hương, anh đã tò mò hỏi cha, ông Trần Phi Hùng (58 tuổi) rằng: "Hồi đó, cha mẹ có cho con gái cho người ta nuôi không? Có người gọi nói con gái tìm về!".Vừa nghe con hỏi, người đàn ông giật mình, "chưng hửng" rồi chết lặng, bởi đó là bí mật mà vợ chồng ông đã giữ kín suốt gần 3 thập kỷ qua. Ông định thần lại, rồi xác nhận với con trai điều này là chính xác. Cũng từ đây, gia đình ông Hùng và bà Hương bắt đầu kết nối, xác nhận các thông tin trong hồ sơ nhận nuôi của Emma để rồi bàng hoàng nhận ra tất cả đều trùng khớp đến khó tin.Chia sẻ với Thanh Niên, ông Hùng tâm sự tháng 11.1997, vợ chồng ông có sinh một người con gái. Lúc này, gia đình ông ở Q.2 (cũ), nay thuộc TP.Thủ Đức, vợ chồng ông cũng đã có một người con trai là anh Lý Minh Hiền được đặt tên theo họ mẹ là bà Lý Thị Bông (sinh năm 1965).Vì gia cảnh khó khăn, ông phải đạp xích lô nuôi cả gia đình nên vợ ông đã quyết định cho con, mong con gái sống một cuộc đời mới tốt đẹp hơn. Họ không ngờ rằng quyết định ngày đó là niềm day dứt với 2 vợ chồng suốt những năm tháng về sau.Theo người đàn ông, địa chỉ nhà ở chung cư Ấn Quang được khai trong hồ sơ là địa chỉ gia đình nhà vợ. "Lúc đó, vợ tôi một mình quyết định cho con, không hỏi ý tôi. Khi tôi biết tin xong thì cũng đã quá muộn. Vợ tôi mất cách đây 2 năm vì bạo bệnh, nhưng vợ chồng tôi vẫn không khi nào quên con gái năm xưa. Sau này, chúng tôi có thêm đứa con trai út sinh năm 1999, nhưng vẫn luôn nghĩ về con gái. Vợ chồng tôi cứ nghĩ đã mất con mãi mãi, có trong mơ cũng không tin được rằng một ngày nào đó con sẽ tìm về", người đàn ông xúc động.Về phần mình, chị Emma không giấu được sự bất ngờ, xúc động vì nhờ sự giúp đỡ của ông Huỳnh Tấn Sinh và bà Thu Hương, chị đã có tin của gia đình Việt Nam chỉ sau vài ngày. Trước đó, dù đã về Việt Nam nhiều lần để tìm kiếm trong suốt 10 năm, nhưng cô gái Pháp không có manh mối. "Tôi không nghĩ mọi thứ lại diễn ra nhanh đến như vậy. Thực sự đó là một phép màu. Suốt cả 1 tuần sau khi hay tin, tôi không thể tập trung làm việc được vì trong tôi có quá nhiều cảm xúc đặc biệt", cô gái Pháp xúc động.Sau khi có kết quả tìm kiếm không lâu, 1 tháng sau, Emma đã dành thời gian về Việt Nam để đoàn tụ cùng gia đình ruột thịt của mình. Trước đó, họ đã có một cuộc gặp online với sự hỗ trợ của ông Huỳnh Tấn Sinh.Sau cuộc gặp đó cũng như dựa vào các thông tin trong hồ sơ, Emma tin chắc rằng đã tìm thấy cha mẹ, anh em ruột Việt Nam của mình. "Tuy nhiên nhiều người xung quanh tôi bất ngờ, cho rằng có thể điều này là không chính xác. Đó là lý do mà tôi và gia đình muốn xét nghiệm ADN để không còn ai phải nghi ngờ gì nữa", cô gái Pháp chia sẻ.Ngày Emma trở về Việt Nam, cả gia đình ông Hùng đã có mặt ở sân bay Tân Sơn Nhất (Q.Tân Bình) từ sớm để đón. Dẫu có những trở ngại về ngôn ngữ, khi Emma không thể nói được tiếng Việt, nhưng thông qua những cử chỉ, ánh mắt dành cho nhau, họ đã xóa bỏ được những ngại ngùng ban đầu và trò chuyện, chia sẻ với nhau nhiều hơn."Ngay khoảnh khắc nhìn thấy con gái bên ngoài, tôi đã biết rằng đây là con gái mình chứ không chạy đi đâu được. Nhìn con y hệt mẹ của nó hồi trẻ, không khác được. Nhưng mình vẫn xét nghiệm ADN. Nếu lỡ không may mà kết quả ra không đúng, thì mình vẫn xem con nó như con nuôi mình. Nghĩ thì nghĩ vậy chứ tôi chắc chắn!", ông Hùng chia sẻ với chúng tôi.Ngay sau khi 2 cha con xét nghiệm ADN, chỉ 1 ngày sau, với sự hỗ trợ của trung tâm xét nghiệm, ông Huỳnh Tấn Sinh và bà Thu Hương đã nhận được tin vui. Kết quả ADN cho thấy ông Trần Phi Hùng và chị Emma "có quan hệ huyết thống cha - con".Báo cho chúng tôi tin tức này, bà Thu Hương đã vô cùng hạnh phúc khi hành trình tìm mẹ 10 năm của Emma cuối cùng đã có một kết thúc có hậu. Cô gái Pháp đã thực sự tìm thấy phép màu ở cuối con đường, khi được đoàn tụ trong vòng tay của gia đình ruột thịt. Những ngày đoàn viên của Emma sau gần 3 thập kỷ rời xa gia đình, bên cạnh cha, anh trai và em trai ruột thế nào? (còn tiếp)...Lương hưu tăng nếu tăng lương tối thiểu?
Hành trình vô địch của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 thực tế đã phản ánh phần nào tiềm năng của lứa U.22 Việt Nam hiện tại.Trong số 26 cầu thủ được HLV Kim Sang-sik điền tên cho sân chơi Đông Nam Á, chỉ có Bùi Vĩ Hào là gương mặt U.22 duy nhất ra sân thường xuyên với 5 trận đá chính (tổng cộng 376 phút). Với 2 cầu thủ U.22 còn lại, Khuất Văn Khang đá chính 3 trận (tổng 209 phút), trong khi thủ môn Trần Trung Kiên không được sử dụng. Thành công của đội tuyển Việt Nam mang đậm dấu ấn của lứa cầu thủ sinh từ năm 1995 đến 1998. Thế hệ này đã gánh vác bóng đá nước nhà từ năm 2018 đến nay, và có thể khoác áo tuyển thêm ít nhất 2, 3 năm. Tuy nhiên, thời khắc chuyển giao trước sau cũng đến. Lứa U.22 sẽ tiếp nối đàn anh, nhưng ở thời điểm này, các cầu thủ trẻ chưa sẵn sàng. Đó là kết luận được HLV Kim Sang-sik đưa ra sau khi quan sát học trò tập luyện, thi đấu ở các đợt tập trung trước AFF Cup. Ông thẳng thắn nhìn nhận: "Cầu thủ trẻ Việt Nam có rất ít cơ hội thi đấu tại V-League để nâng cao kinh nghiệm và trình độ". Trớ trêu là một số cầu thủ trẻ được thử lửa tại V-League (chủ yếu khoác áo HAGL và SLNA) lại ít khi được gọi lên tuyển. Còn các tuyển thủ trẻ lại rất ít được cọ xát đỉnh cao ở cấp CLB. Vĩ Hào có lẽ là ngoại lệ hiếm hoi đáp ứng được cả hai tiêu chí ra sân thường xuyên ở đội tuyển và CLB.Tại AFF Cup 2018, đội tuyển Việt Nam đã vô địch với nhiều tuyển thủ U.22 trong đội hình như Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Thành Chung, Trần Đình Trọng, Nguyễn Tiến Linh, Hà Đức Chinh, Đoàn Văn Hậu... Đấy chính là tính kế thừa cần có của một đội mạnh. Kinh nghiệm ở đội tuyển đã được lớp trẻ sau đó phát huy ở SEA Games, với chức vô địch thuyết phục năm 2019.Còn với sự kế thừa mong manh hiện tại, ông Kim Sang-sik phải huấn luyện lại lớp trẻ. Khó khăn cho U.22 Việt Nam là ở SEA Games 33, ban tổ chức không cho phép sử dụng cầu thủ quá tuổi. Không có chuyện lứa trẻ được đàn anh dìu dắt như ở SEA Games 30 hay 31. Tinh thần "tự lực cánh sinh" phải bắt đầu từ bây giờ. HLV Kim Sang-sik không thể yêu cầu các CLB dùng cầu thủ trẻ. Sử dụng hay không còn phụ thuộc vào chiến lược dùng người của từng đội, cùng năng lực của từng cầu thủ. Cũng khó chờ đợi lứa U.22 hiện nay có thể "dục tốc bất đạt", bật lên đẳng cấp mới như thế hệ đàn anh.Những gì ông Kim cùng học trò cần làm là chuẩn bị tốt nhất có thể ở cấp đội tuyển. Tháng 3 tới, U.22 Việt Nam sẽ lên đường sang Trung Quốc để tham dự giải giao hữu quốc tế với sự góp mặt của 4 đội tuyển U.22, gồm chủ nhà U.22 Trung Quốc, U.22 Việt Nam và hai đội tuyển U.22 khách mời chất lượng khác.Từ nay đến tháng 12 (thời điểm SEA Games 33 khởi tranh), U.22 Việt Nam còn 10 tháng chuẩn bị. Thuận lợi của U.22 Việt Nam là có thể chủ động lên kế hoạch tập trung, không phải phụ thuộc lịch FIFA Days như đội tuyển quốc gia trong năm 2025 (do đội tuyển đá vòng loại Asian Cup 2027). Các đợt huấn luyện dài hạn sẽ giúp ông Kim và học trò U.22 hiểu nhau hơn, tương tự những gì đội tuyển Việt Nam đã có ở chuyến tập huấn tại Hàn Quốc vào tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, HLV Kim Sang-sik và VFF cần phân bổ quỹ thời gian hợp lý để vẫn chăm bẵm cho U.22, nhưng cần đảm bảo thành tích ở đội tuyển Việt Nam với vòng loại Asian Cup vốn không ít thách thức. Điều đó dẫn tới quan điểm cốt lõi: cần có kế hoạch chu toàn, cùng đội ngũ trợ lý đông đảo để hỗ trợ thầy Kim quản lý hiệu quả cả hai đội tuyển.Sau cùng, đấu pháp "cài răng lược", để đội tuyển Việt Nam và U.22 tập luyện xen kẽ ở các đợt tập trung là lựa chọn phù hợp để ông Kim giúp cầu thủ thêm chững chạc, bản lĩnh. Các cựu binh ở đội tuyển sẽ đóng vai trò như "trợ lý" của HLV người Hàn Quốc để dìu dắt lứa trẻ. Vòng loại U.23 châu Á và SEA Games đều khó khăn, nhưng cứ phải khó mới "biết đá biết vàng". U.22 Việt Nam phải trải mình qua biến cố để trở nên đủ vững vàng cho hành trình ở đội tuyển quốc gia sau này.
Ăn chay giữ dáng - nếu biết rõ fan của “thịt, cá” sẽ muốn thử ngay
Dù chưa thể tạo ra bàn thắng trong trận đấu giữa Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội diễn ra chiều 6.3, số 15 Nguyễn Minh Trí của HUTECH vẫn được BTC bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu. Đây là lần thứ 2 anh nhận được thành tích này. Nguyễn Minh Trí cũng là cầu thủ nhiều lần được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu tính đến thời điểm hiện tại.Tỷ số hòa 0-0 trong màn thư hùng giữa Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội giúp hai đội cùng có 4 điểm sau 2 trận, nhờ vậy đã ở rất gần tấm vé vượt qua bảng C giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025).
Sáng sớm 25.1, (ngày 26 tháng chạp), đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM do ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM làm trưởng đoàn, đến viếng Nghĩa trang Liệt sĩ TP.HCM nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Cùng tham dự có ông Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng (sáng 25.1 được Bộ Chính trị trao quyết định giữ chức Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM), ông Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau...Đoàn đã dâng vòng hoa tươi thắm tưởng niệm lên các mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng liệt sĩ… Các đại biểu dành phút mặc niệm, dâng hương nhớ anh linh các anh hùng, liệt sĩ - những người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh xương máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân.Tiếp đó, các đại biểu đã đến Nghĩa trang TP.HCM (TP.Thủ Đức) dâng hương, dâng hoa, tri ân các thế hệ lãnh đạo, các bậc lão thành cách mạng đã có những cống hiến to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Cũng trong sáng cùng ngày, đoàn đại biểu do Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi làm trưởng đoàn, đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Tôn Đức Thắng (Q.4) và công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh (Q.1).Trong chuỗi hoạt động hướng về cội nguồn dịp Tết Nguyên đán, sáng 25.1, đoàn đại biểu do bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP.HCM làm trưởng đoàn thực hiện các nghi thức lễ dâng cúng bánh tét Quốc tổ Hùng Vương và Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh tại Đền tưởng niệm các Vua Hùng và Đền thờ Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh trong khuôn viên công viên Lịch sử - văn hóa dân tộc (TP.Thủ Đức).Đây là những hoạt động quan trọng diễn ra hằng năm tại Đền tưởng niệm các Vua Hùng, thể hiện lòng tri ân của người dân thành phố đối với các Vua Hùng đã có công dựng nước. Lễ dâng cúng theo nghi thức truyền thống của người dân Nam bộ, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cho thế hệ trẻ.Dịp này, Ban Quản lý công viên Lịch sử - văn hóa dân tộc phối hợp với Sở Du lịch và UBND TP.Thủ Đức tổ chức hội thi "Gói - Nấu bánh tét" lần thứ 13 tại Đền tưởng niệm các Vua Hùng.
Trao tiền bạn đọc giúp các hoàn cảnh khó khăn
Thạc sĩ Nguyễn Hồng Phương, giảng viên Trường Công nghệ thông tin và truyền thông (ĐH Bách khoa Hà Nội), từng hướng dẫn đồ án tốt nghiệp cho Huy cho biết: “Mình khá ấn tượng với bạn sinh viên này vì đi học đầy đủ, thường ngồi bàn đầu, tích cực xung phong chữa bài tập để lấy điểm. Nhờ sự cố gắng mà Huy có được điểm số cao. Huy còn làm cán bộ lớp và rất hòa đồng, vui vẻ, thân thiện, giúp đỡ các bạn trong việc học. Ngoài ra, Huy còn làm khá nhiều việc và các hoạt động khác bên ngoài xã hội. Tuy học IT nhưng Huy có tố chất và tính cách khá phù hợp với các công việc mang tính chất giao tiếp, xã hội, quảng bá, mà nếu ứng dụng được công nghệ vào đó thì càng tuyệt vời”.